Chiến lược phát triển trường THCS Phan Chu Trinh giai đoạn 2022 – 2027 và tầm nhìn đến năm 2032 (dự thảo)

08/11/2022 721



Chiến lược phát triển trường THCS Phan Chu Trinh giai đoạn 2022 – 2027

và tầm nhìn đến năm 2032

 Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2022 - 2027 và tầm nhìn đến năm 2032 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu trưởng, ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược của trường Trung học cơ sở (THCS) Phan Chu Trinh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển Giáo dục và đào tạo quận Ba Đình giai đoạn 2020 - 2025 nhằm phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

- Điều lệ trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Căn cứ Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt Chuẩn Quốc gia;

- Căn cứ nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ba Đình về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nhiệm kì 2020-2025;

- Chương trình hành động của Quận ủy Ba Đình thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Đổi mới căn, toàn điện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Căn cứ nghị quyết của Đảng bộ phường Ngọc Khánh về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nhiệm kì 2020 - 2025.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Môi trường bên trong

    a) Điểm mạnh

      *Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

*** Giáo viên

TT

Tổ chuyên môn

TS

Nữ

Đảng viên

Biên chế

Hợp đồng

Trình độ đào tạo

Ghi chú

Quận

Trường

ĐH

TC

ThS

1

Toán Tin Công nghệ

20

17

8

17

0

3

18

2

0

0

 

2

Văn Sử Địa GDCD

24

23

11

22

1

1

19

1

0

4

 

3

Khoa học tự nhiên

13

10

7

12

1

0

12

0

0

1

 

4

Văn Thể Mỹ - Ngoại ngữ

20

14

3

16

4

0

17

1

0

2

 
 

Cộng (a)

77

64

29

67

6

4

66

4

0

7

 

*** Cán bộ - nhân viên

TT

Chuyên môn

TS

Nữ

Đảng viên

Biên chế

Hợp đồng

Trình độ đào tạo

Ghi chú

Quận

Trường

ĐH

TC

Ths

1

Ban giám hiệu

3

2

3

3

0

0

3

0

0

0

 

2

Kế toán

1

1

0

0

1

0

1

0

0

0

 

3

VP-Thủ quỹ

1

1

0

1

0

0

0

1

0

0

 

4

Thư viện

1

1

0

1

0

0

0

1

0

0

 

5

TB-ĐDDH

2

1

0

2

0

0

1

1

0

0

 

6

Y tế

1

1

0

0

1

0

1

0

0

0

 

7

BV, LC, TGT

9

5

0

0

3

6

1

1

6

1

 
 

Cộng (b)

18

12

3

7

5

6

7

4

6

1

 
 

Cộng (a) và (b)

95

76

32

74

11

10

73

8

6

8

 

- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, không vi phạm pháp luật.

- Đạo đức, tác phong theo đúng chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Có lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.

- Gần 10% giáo viên trên chuẩn, còn 4 giáo viên có trình độ cao đẳng nhưng có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, dự kiến đến năm 2024 sẽ hoàn thành nâng chuẩn để đạt trình độ Đại học.

- Có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc và có kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy song vẫn có một số giáo viên trẻ mới ra trường còn ít kinh nghiệm cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm.

- Các tổ chuyên môn luôn cố gắng áp dụng đổi mới phương pháp trong giảng dạy. Luôn nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn, luôn trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Nhiều giáo viên đã đạt giải cao trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp quận và cấp Thành phố.

      * Về học sinh:

 

Khối

Số

lớp

Sĩ số

Bình quân HS/

lớp

Nữ

Lưu
ban

Con liệt sỹ

Con TB

BB

Có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định

Hiện sống, học tập ở vùng KT-XH khó khăn

Diện chính sách khác

Số

HS

đến

Số

HS

đi

Dân tộc

Số HS

Khuyết tật

Số HS

học

2buổi/

ngày

Khối 6

10

443

44

223

8

0

0

0

0

0

0

0

4

0

443

Khối 7

10

438

44

205

16

0

0

1

1

0

5

12

3

0

438

Khối 8

11

490

44

243

15

0

0

0

0

2

5

10

2

1

490

Khối 9

11

530

48

269

0

0

0

3

0

0

0

5

0

0

505

Toàn trường

42

1901

45

940

39

0

0

4

1

2

10

27

9

1

1876

- Nhìn chung học sinh ngoan. Ý thức học tập và kỉ luật của học sinh có tiến bộ hơn so với năm học trước. Tuy nhiên khả năng tiếp thu bài của một số học sinh còn chậm.

- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể, được rèn luyện tính chủ động, tự lập.

- Phần lớn Cha mẹ học sinh quan tâm tới việc học của con, nhiệt tình ủng hộ công tác giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên còn một số gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn và chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình nên việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn có hạn chế.

* Về cơ sở vật chất:

Từ năm 2017 nhà trường được UBND quận Ba Đình quan tâm, đầu tư xây dựng nên cơ sở vật chất của nhà trường đã được trang bị tốt đảm bảo để nhà trường triển khai tất cả các hoạt động dạy và học.

Tuy nhiên 5 năm liền nhà trường đã cho trường Tiểu học Hoàng Diệu, Tiểu học Kim Đồng, Tiểu học Thủ Lệ mượn phòng học trong thời gian trường TH xây dựng trường trong đó có các phòng chức năng đã cải tạo để thành phòng lớp học của TH. Trong hè năm 2022 nhà trường đã được cải tạo sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu cần thiết phục vụ cho công tác học tâp của học sinh và lộ trình từng bước tu sửa cơ sở vật chất trường học chuẩn bị công nhận lại chuẩn Quốc gia vào năm 2022 của nhà trường.

*Thành tích:

* 2016 - 2017:

- Bằng khen tập thể Lao động Xuất sắc do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng.

- Bằng khen BCH Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

* 2017- 2018:

- Bằng khen Công đoàn của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tặng.

- Bằng khen của BCH Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà nội tặng.

* 2019 -2020:

- Giấy khen tập thể Lao động Tiên tiến cấp Quận.

- Bằng khen của Thành ủy Hà Nội tặng Chi bộ trường THCS Phan Chu Trinh – Đảng bộ phường Ngọc Khánh – quận Ba Đình đạt tiêu chuẩn “ Trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 5 năm liền ( 2015 – 2019).

- Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội – Đã có Thành tích trong cuộc thi sáng tạo TTN và Nhi đồng toàn quốc lần thứ XV và TTN, nhi đồng thành phố Hà Nội.

* 2020 – 2021

- Tập thể Lao động Xuất sắc năm học 2020 -2021 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng.

- Giấy khen của Sở GD cho tập thể có thành tích trong 5 năm thực hiện cuộc vận động " Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" Ngành GDĐT Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020.

* 2021-2022:

- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho trường có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”

- Bằng khen của Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho Liên đội đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi.

- Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   b) Điểm hạn chế

- Một số gia đình điều kiện quan tâm giáo dục học sinh chưa thật tốt, do đó công tác phối hợp quản lý và giáo dục học sinh bị hạn chế .

- Chất lượng và số lượng HSG đạt giải thi cấp quận và thành phố còn khiêm tốn.

- Kĩ năng về tâm lí sư phạm, năng lực quản lí giáo dục của một số giáo viên còn hạn chế; giáo viên cao tuổi ngại tiếp cận công nghệ dạy học tiên tiến. Số giáo viên con nhỏ, sức khỏe không ổn định còn nhiều.

2. Môi trường bên ngoài

Trường THCS Phan Chu Trinh là ngôi trường có bề dày truyền thống với lịch sử hơn 76 năm dựng xây và phát triển, gắn bó với người dân phường Ngọc Khánh qua nhiều thế hệ. Học sinh của trường phần lớn đều hiếu học, chăm ngoan, được gia đình quan tâm. Tuy nhiên, một số gia đình điều kiện quan tâm giáo dục học sinh chưa thật tốt, do đó công tác phối hợp quản lý và giáo dục học sinh bị hạn chế. Nhà trường đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của phường Ngọc Khánh, tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học trong công tác quản lý giáo dục.

3. Thời cơ

- Được sự quan tâm của cấp ủy, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh ngày càng tăng.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt, đạt trình độ chuẩn cao; đội ngũ giáo viên nghỉ hưu cũng đã được nhà trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ kế cận.

- Khuôn viên nhà trường đã được quy hoạch hợp lí. Diện tích của nhà trường rộng, đủ để phát triển cơ sở hạ tầng trường học trong giai đoạn mới.

- Được Quận ủy, HĐND, UBND quận Ba Đình, phòng GDĐT quận quan tâm, chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, động viên kịp thời, luôn tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển.

   4. Thách thức

  - Cha mẹ học sinh và xã hội đòi hỏi ngày càng cao với nhà trường về chất lượng giáo dục của học sinh, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

  - Do yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đòi hỏi ngày càng phải có chất lượng, hiệu quả; nhất là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sáng tạo trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

  - Các nhà trường cùng cấp học trong địa bàn quận đã có những bước tiến mạnh mẽ, chất lượng giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao trong thời gian tới.

- Số học sinh vào THCS trong những năm tới tăng đòi hỏi nhà trường phải bổ sung cơ sở vật chất, lớp học.

 - Xã hội ngày càng phát triển, một bộ phận thanh thiếu niên được nuông chiều chưa ngoan đã phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục trong nhà trường.

        5. Xác định các vấn đề ưu tiên

       - Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục THCS. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

      - Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và đảm bảo chất lượng giáo dục đại trà.

      - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ Tâm và Tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

      - Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, xây mới, tu sửa, nâng cấp, và mua sắm mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.

     - Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

     - Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện: Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI 

1. Quy mô số lớp, số học sinh.

Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2022-2027

Năm học

Toàn trường

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số

lớp

Số

HS

2022-2023

42

1901

10

443

10

438

11

490

11

530

2023-2024

41

1821

10

450

10

443

10

438

11

490

2024-2025

40

1766

10

445

10

446

10

440

10

435

2025-2026

40

1761

10

442

10

440

10

441

10

438

2026-2027

40

1760

10

443

10

439

10

438

10

440

2. Tầm nhìn

- Phấn đấu xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới. Nâng cao vị thế của nhà trường, giữ vững chất lượng để luôn là trường thuộc tốp đầu của Giáo dục Ba Đình.

- Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên.

- Phấn đấu giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và xây dựng các điều kiện trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 3, đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3.

3. Sứ mệnh

Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện.

  4. Các giá trị cốt lõi

Yêu thương: Học sinh biết yêu thương gia chính mình, yêu thương gia đình, yêu thương bạn bè và kính trọng thầy cô, từ đó mở lòng yêu thương cộng đồng.

Tôn trọng: Học sinh tôn trọng kỷ luật, suy nghĩ tích cực, biết quan tâm đến cảm xúc của bản thân và những người xung quanh, khoan dung trân trọng giá trị của mỗi cá nhân.

Trách nhiệm: Học sinh biết chủ động hoàn thành công việc, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.

Hợp tác: Học sinh có kỹ năng cùng nhau làm việc cùng nhau chia sẻ để đạt được mục tiêu chung.

Sáng tạo: Học sinh dám thay đổi dám đưa ra ý tưởng mới để mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh và nỗ lực thực hiện ý tưởng đó.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Thực hiện chương trình nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Xây dựng chương trình nhà trường phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường. Định kỳ rà soát đánh giá và điều chỉnh để có hiệu quả cao.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học hướng tới cá thể, dạy học phát huy năng lực của học sinh.

- Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đặc biệt là ứng dụng các phần mềm trong quản lý hoạt động chuyên môn, kiểm tra đánh giá học sinh với các môn thi trắc nghiệm.

- Tăng cường rèn luyện kỹ năng, khả năng tương tác, tư duy phản biện của học sinh trong quá trình dạy học.

- Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo điều kiện phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của từng học sinh.

- Đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh chú trọng đánh giá cả quá trình.

- Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn và giáo dục tốt kỹ năng sống cho học sinh; giúp học sinh có được những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hội nhập cơ bản.

- Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học tự nghiên cứu hoặc tham gia theo học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng CNTT, thông thạo ngoại ngữ, phục vụ cho công việc giảng dạy làm việc trong ngôi trường tiên tiến hiện đại.

2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ

- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và giáo viên theo hướng sử dụng tốt những giáo viên hiện có và tuyển dụng giáo viên mới đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, có đạo đức nghề nghiệp. Đoàn kết, tâm huyết, trí tuệ, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu cao của xã hội trong thời kỳ hội nhập.

- Tạo môi trường làm việc thân thiện, năng động, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, mong muốn cống hiến cho sự phát triển bền vững của nhà trường.

- Nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên, nhân viên, tạo nguồn thu nhập ổn định để đội ngũ an tâm công tác.

- Không ngừng cải tiến công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với điều kiện thực tiễn hướng tới sự công bằng, minh bạch, tạo điều kiện cho từng cá nhân phấn đấu nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức viên chức đầu năm học, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong đội ngũ  nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho công tác dạy và học của nhà trường.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ nghiêm túc theo kế hoạch để khắc phục kịp thời những tồn tại.

- Hàng năm trường tự đánh giá nhà trường theo bộ tiêu chuẩn của Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục;

- Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả việc đánh giá tháng, đánh giá chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên nhằm đánh giá đúng năng lực từng cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển đội ngũ kế cận.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 21/6/2012 của UBND Thành phố về nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa

 - Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tổ chức bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Đề xuất với UBND quận dự án cải tạo sửa chữa nhà trường, đảm bảo số phòng học, tăng cường trang bị thiết bị dạy học, lớp học thông minh.

- Xây dựng kế hoạch mua sắm hợp lý bổ sung các trang thiết bị dạy học hiện đại, đúng chuẩn đảm bảo phục vụ tốt cho yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh.

4. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục

- Xây dựng kế hoạch tài chính của nhà trường theo hướng tự chủ hạch toán và công khai minh bạch các nguồn thu, chi.

- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân và Cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, nhà tài trợ, khuyến học nhằm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

5. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế

- Nâng cấp và khai thác có hiệu quả website của nhà trường, giới thiệu rộng rãi các hoạt động của nhà trường trên các phương tiện thông tin đặc biệt qua website của nhà trường để CMHS, học sinh có thể truy cập thông tin về nhà trường. Khai thác hiệu quả các phần mềm nhằm giúp phụ huynh theo dõi được quá trình học tập và rèn luyện của con.

- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong công tác giáo dục học sinh.

- Phối hợp tốt với chính quyền, các cơ quan ban ngành trên địa bàn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của địa phương, cộng đồng và khu vực.

- Tổ chức cho học sinh giao lưu, kết nối với học sinh trong nước và các nước trên thế giới để hội nhập quốc tế.

- Thực hiện định kỳ kiểm định chất lượng các nhà trường và công khai kết quả kiểm định chất lượng.

6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác làm đồ dùng dạy học; nghiên cứu và ứng dụng CNTT, khoa học, công nghệ trong quản lý và giảng dạy

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy đặc biệt là phát triển hơn nữa câu lạc bộ nghiên cứu khoa học.

- Thực hiện phong trào tự làm đồ dùng dạy học sáng tạo đem lại lại hiệu quả cao, chi phí thấp trong công tác đổi mới giáo dục.

- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử… Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.

5. Phát triển và quảng bá thương hiệu

- Triển khai có hiệu quả Websise nhà trường, cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua các hội nghị, diễn đàn ...

- Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và của ngành.

- Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

a) Phổ biến kế hoạch

- Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Phan Chu Trinh giai đoạn 2022 - 2027 được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan cấp trên, Đảng ủy, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà trường.

- Niêm yết công khai kế hoạch chiến lược nhà trường tại bảng tin nhà trường.

- Công khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trên website nhà trường.

b) Xây dựng lộ trình

* Giai đoạn 2022-2024:

* Giai đoạn 2024-2027:

- Triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, viên chức. Báo cáo lên cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

- Hoàn thành cơ bản xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ, tham mưu cho dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp CSVC.

- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn kiểm định nhà trường, phấn đấu đạt và giữ vững chất lượng Chuẩn quốc gia.

- Tiếp tục giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

- Tham mưu với Ban quản lý dự án Quận Ba Đình về tiếp tục cải tạo, sửa chữa nhà trường

- Duy trì các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia

- Trường phấn đấu có chất lượng giáo dục toàn diện cao trong top đầu của Quận

Tỉ lệ HS lớp 9  tốt nghiệp THCS: 100% (Trong đó loại khá - giỏi: 90%)

Tỉ lệ HS lớp 9  tốt nghiệp THCS: 100% (Trong đó loại khá - giỏi: 90%)

Tỉ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 công lập: 90 – 95%

Tỉ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 công lập: 90 – 95%

Học sinh đỗ vào trường chuyên: Hằng năm có từ 20-30 học sinh

Học sinh đỗ vào trường chuyên: Hằng năm có từ 20-30 học sinh. Điểm trung bình chung xét tuyển vào 10: Nằm trong top 50 của Thành phố

Học sinh giỏi cấp Quận: Hằng năm có từ 60 - 80 học sinh

Học sinh giỏi cấp Quận: Hằng năm có từ 60 - 80 học sinh

Học sinh giỏi cấp Thành phố: Hàng năm có từ 15 - 20 học sinh

Học sinh giỏi cấp Thành phố: Hàng năm có từ 15 - 20 học sinh

Học sinh giỏi cấp Quốc gia, Quốc tế: Hàng năm có từ 20 - 25 học sinh

Học sinh giỏi cấp Quốc gia, Quốc tế: Hàng năm có từ 20 - 25 học sinh

Tỉ lệ học sinh Giỏi – Khá: 90 %

Tỉ lệ học sinh Giỏi – Khá: 90 %

100% học sinh có nền nếp tự học, có kỹ năng giao tiếp văn minh lịch sự

100% học sinh có nền nếp tự học, có kỹ năng giao tiếp văn minh lịch sự. 90% học sinh có kỹ năng tự học tự nghiên cứu

60% học sinh có kỹ năng nghe nói Tiếng Anh tốt.

Xây dựng “Trường học hạnh phúc”

Xây dựng “Trường học hạnh phúc”

Danh hiệu tập thể:

Chi bộ trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Công đoàn xuất sắc

Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc

Danh hiệu tập thể:

Chi bộ trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Công đoàn xuất sắc

Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc

c) Đội ngũ cán bộ - giáo viên – nhân viên

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt trên chuẩn: 25% - 30%

- Số lượng Đảng viên: 50% - 60%

- Trình độ trung cấp lý luận chính trị: 20% số lượng Đảng viên

- Giáo viên, nhân viên giỏi các cấp:

+ Cấp trường: 90%

+ Cấp Quận: 60%

+ Cấp Thành phố: 5%

- 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác. Giáo viên có ý thức trách nhiệm và sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn và thiết bị dạy học, sử dụng hiệu quả các thiết bị CNTT, kết nối giao lưu với HS trên toàn cầu (Tiếng Anh), Sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối đạt kết quả.

- 100% giáo viên, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao

d) Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân

- Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

- Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tổ trưởng chuyên môn:

+ Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

+ Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện

- Giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

+ Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trọng Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh:

+ Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tăng cường giáo dục gia đình, vận động cha mẹ học sinh quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

VI. KIẾN NGHỊ

1. Đối với UBND quận

- Tiếp tục quan tâm đầu tư, phê duyệt các nguồn vốn cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất trường THCS Phan Chu Trinh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

- Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ quản lý, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu cho nhà trường.

2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

3. Đối với chính quyền địa phương

- Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương, thông tin, tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của mọi người dân, toàn xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng cho con em địa phương.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương, hội khuyến học quan tâm giúp đỡ nhà trường về bảo vệ an ninh trật tự, tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hệ thống thông tin đại chúng.

Trên đây là Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Phan Chu Trinh giai đoạn 2022-2027 và tầm nhìn đến năm 2032. Kế hoạch chiến lược này nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển  nhà trường trong thời gian 5 đến 10 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm; đồng thời, cũng thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học sinh  đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu của đào tạo con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT quận;

- BGH nhà trường;

- Các Tổ, nhóm chuyên môn;

- Các đ/c giáo viên nhà trường;

- Lưu: VP.

TM. BAN GIÁM HIỆU

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Mai Hương

   

 

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Chia sẻ: